Nghệ thuật xin xỏ
Bạn xin bố mẹ một điều mà bạn cho là không gì chính đáng hơn: Theo học một lớp guitar, đặt mua một tạp chí dành cho tuổi học trò, hay đơn giản là đi chơi tối cùng lũ bạn. Vậy mà lại bị "các cụ" cho một tiếng KHÔNG chết điếng. Làm thế nào để biến tiếng KHÔNG đó thành có? Tục ngữ có câu: "Lời nói không mất tiền mua". Ngay cả trong gia đình, bạn cũng nên "lựa lời mà nói" xem có được toại nguyện không nhé!
Hãy chọn đúng lúc, đúng chỗ!
Bạn bị bố mẹ từ chối ư? Có thể đó chỉ là do bạn đã không chọn đúng lúc! Sẽ thật là ngốc nếu cứ cố đòi cho bằng được.
Hãy gác vấn đề lại đấy đã, đợi đến lúc bố mẹ thoải mái hẵng hay. Nhớ tránh buổi chiều lúc "các cụ" vừa mới chân ướt chân ráo về đến nhà, hay buổi sáng khi ai nấy đang vội vã ra đi.
Thời gian thích hợp để nêu lại vấn đề là sau bữa tối, khi cả nhà đều cảm thấy thoải mái "quanh chén trà, điếu thuốc". Bạn cũng có thể tiếp tục thuyết phục bố mẹ trong lúc rửa bát và thậm chí sau đó nữa.
Ngày nghỉ cũng là dịp thích hợp để bạn có nhiều thời gian tranh thủ sự đồng ý của bố mẹ. Còn cụ thể lúc nào thuận lợi nhất thì chỉ bạn là có thể "cảm nhận" được.
Và tìm những lời lẽ dễ nghe
Bạn cũng có thể bị thất bại khi hỏi xin không được khéo. Hãy thử bằng những lời lẽ khác. Cần phải nhận thấy rằng bạn đã không được nhã nhặn cho lắm khi tuyên bố "Con đã quyết định đi cùng bạn về quê bạn ấy chơi", hoặc "Con biết bố mẹ sẽ không thích, nhưng con rất muốn...". Bố mẹ thực khó mà chấp nhận nổi đề nghị kiểu đó của mình. Nên hỏi xin một cách thẳng thắn: "Con có điều này muốn xin bố mẹ và con muốn được bàn bạc cùng bố mẹ". Như thế vừa nghiêm túc nhã nhặn, vừa tỏ ra là mình có trách nhiệm.
Hãy tỏ ra đáng yêu
Hẳn rồi, bạn biết quá rõ phải thể hiện mình như thế nào. Hãy phát huy hết vẻ đáng yêu của mình, song chớ có lạm dụng. Nếu bỗng dưng bạn trầm trồ khen lấy được kiểu tóc của mẹ hay tài chơi bóng của bố, có thể bạn sẽ gây cho "các cụ" cảm giác ngờ vực, nhất là khi bạn không có thói quen nói những điều tế nhị như thế.
Khéo léo là tốt, nhưng chớ có giả dối! Khi gần gũi, âu yếm bố mẹ, có thể bạn sẽ có dịp nhìn nhận bố mẹ bằng một con mắt khác: "các cụ" đâu phải là người độc đoán, áp đặt. Ngược lại, "các cụ" đã làm được biết bao điều cho bạn, cho gia đình bạn, cho căn nhà bạn thêm ấm cúng. Bạn hãy thay đổi cách nhìn về bố mẹ, thế nào "các cụ" cũng thay đổi cách nhìn về bạn.
Nói cho có lý, có tình
Bạn nhớ thôi ngay cái câu vừa cũ, vừa... cùn: "Con đâu còn là một đứa trẻ". Mà hãy chứng tỏ điều đó bằng những ví dụ cụ thể: Lần trước, khi được phép đi chơi tối, bạn đã về đúng giờ đấy chứ!
Hoặc bạn đâu phải là đứa hoang toàng, vì tiền bố mẹ cho bạn đều dùng mua sách đọc thêm chó có chơi... xổ số cào đâu!
Để chứng tỏ với bố mẹ rằng bạn không còn bé bỏng gì nữa, bạn hãy cố gắng - phải vậy thôi - hiểu được các lý lẽ của bố mẹ và nhất là tìm được lời giải thích xác đáng để "các cụ" yên tâm.
Cần phải biết kiềm chế mình
Bạn phải nén ngay câu "Không là thế nào?", vì như thế là bạn đâm đầu vào thất bại đấy. Tỏ ra "tinh tướng" và tức giận bố mẹ là điều tối kỵ. Đóng sập cửa lại và hét toáng: "Lần nào cũng một câu ấy, bố mẹ thì cái gì cũng không hết" đâu có làm vấn đề của bạn khá lên. Tệ hơn nữa, thái độ như vậy của bạn càng làm cho bố mẹ mất lòng tin: Quả thật, làm sao có thể đặt niềm tin vào đứa con ưa hét toáng lên hơn là bình tĩnh ngồi bàn bạc? Nếu bạn cảm thấy mình sắp tức điên và mất tự chủ, tốt hơn hết là bạn hãy nói: "Xin phép bố mẹ để tối nói chuyện tiếp" và đi ra ngoài dạo vài vòng.
Tiên trách kỷ, hậu trách nhân
Trước khi quyết định tranh luận cùng bố mẹ, bạn hãy dành một chút thời gian để nghĩ lại: Liệu các đòi hỏi của bạn có vượt quá khả năng đáp ứng của bố mẹ không? Liệu bản thân bạn có sắp xếp được thời gian để học guitar không trong khi bạn còn phải chuẩn bị thi học kỳ? Buổi đi chơi tối có thật cần thiết không khi gia đình còn có nhiều việc chưa làm xong, v.v...
Có thể khi ấy bạn sẽ nhận ra, khi nào bạn nên rút lui ý kiến, khi nào cần thì bảo vệ đến cùng điều mong muốn chính đáng của mình. Tất nhiên là với những "thủ thuật ngoại giao" mà chúng ta vừa thử xới lên với nhau.
(Theo Okapi)
Bạn xin bố mẹ một điều mà bạn cho là không gì chính đáng hơn: Theo học một lớp guitar, đặt mua một tạp chí dành cho tuổi học trò, hay đơn giản là đi chơi tối cùng lũ bạn. Vậy mà lại bị "các cụ" cho một tiếng KHÔNG chết điếng. Làm thế nào để biến tiếng KHÔNG đó thành có? Tục ngữ có câu: "Lời nói không mất tiền mua". Ngay cả trong gia đình, bạn cũng nên "lựa lời mà nói" xem có được toại nguyện không nhé!
Hãy chọn đúng lúc, đúng chỗ!
Bạn bị bố mẹ từ chối ư? Có thể đó chỉ là do bạn đã không chọn đúng lúc! Sẽ thật là ngốc nếu cứ cố đòi cho bằng được.
Hãy gác vấn đề lại đấy đã, đợi đến lúc bố mẹ thoải mái hẵng hay. Nhớ tránh buổi chiều lúc "các cụ" vừa mới chân ướt chân ráo về đến nhà, hay buổi sáng khi ai nấy đang vội vã ra đi.
Thời gian thích hợp để nêu lại vấn đề là sau bữa tối, khi cả nhà đều cảm thấy thoải mái "quanh chén trà, điếu thuốc". Bạn cũng có thể tiếp tục thuyết phục bố mẹ trong lúc rửa bát và thậm chí sau đó nữa.
Ngày nghỉ cũng là dịp thích hợp để bạn có nhiều thời gian tranh thủ sự đồng ý của bố mẹ. Còn cụ thể lúc nào thuận lợi nhất thì chỉ bạn là có thể "cảm nhận" được.
Và tìm những lời lẽ dễ nghe
Bạn cũng có thể bị thất bại khi hỏi xin không được khéo. Hãy thử bằng những lời lẽ khác. Cần phải nhận thấy rằng bạn đã không được nhã nhặn cho lắm khi tuyên bố "Con đã quyết định đi cùng bạn về quê bạn ấy chơi", hoặc "Con biết bố mẹ sẽ không thích, nhưng con rất muốn...". Bố mẹ thực khó mà chấp nhận nổi đề nghị kiểu đó của mình. Nên hỏi xin một cách thẳng thắn: "Con có điều này muốn xin bố mẹ và con muốn được bàn bạc cùng bố mẹ". Như thế vừa nghiêm túc nhã nhặn, vừa tỏ ra là mình có trách nhiệm.
Hãy tỏ ra đáng yêu
Hẳn rồi, bạn biết quá rõ phải thể hiện mình như thế nào. Hãy phát huy hết vẻ đáng yêu của mình, song chớ có lạm dụng. Nếu bỗng dưng bạn trầm trồ khen lấy được kiểu tóc của mẹ hay tài chơi bóng của bố, có thể bạn sẽ gây cho "các cụ" cảm giác ngờ vực, nhất là khi bạn không có thói quen nói những điều tế nhị như thế.
Khéo léo là tốt, nhưng chớ có giả dối! Khi gần gũi, âu yếm bố mẹ, có thể bạn sẽ có dịp nhìn nhận bố mẹ bằng một con mắt khác: "các cụ" đâu phải là người độc đoán, áp đặt. Ngược lại, "các cụ" đã làm được biết bao điều cho bạn, cho gia đình bạn, cho căn nhà bạn thêm ấm cúng. Bạn hãy thay đổi cách nhìn về bố mẹ, thế nào "các cụ" cũng thay đổi cách nhìn về bạn.
Nói cho có lý, có tình
Bạn nhớ thôi ngay cái câu vừa cũ, vừa... cùn: "Con đâu còn là một đứa trẻ". Mà hãy chứng tỏ điều đó bằng những ví dụ cụ thể: Lần trước, khi được phép đi chơi tối, bạn đã về đúng giờ đấy chứ!
Hoặc bạn đâu phải là đứa hoang toàng, vì tiền bố mẹ cho bạn đều dùng mua sách đọc thêm chó có chơi... xổ số cào đâu!
Để chứng tỏ với bố mẹ rằng bạn không còn bé bỏng gì nữa, bạn hãy cố gắng - phải vậy thôi - hiểu được các lý lẽ của bố mẹ và nhất là tìm được lời giải thích xác đáng để "các cụ" yên tâm.
Cần phải biết kiềm chế mình
Bạn phải nén ngay câu "Không là thế nào?", vì như thế là bạn đâm đầu vào thất bại đấy. Tỏ ra "tinh tướng" và tức giận bố mẹ là điều tối kỵ. Đóng sập cửa lại và hét toáng: "Lần nào cũng một câu ấy, bố mẹ thì cái gì cũng không hết" đâu có làm vấn đề của bạn khá lên. Tệ hơn nữa, thái độ như vậy của bạn càng làm cho bố mẹ mất lòng tin: Quả thật, làm sao có thể đặt niềm tin vào đứa con ưa hét toáng lên hơn là bình tĩnh ngồi bàn bạc? Nếu bạn cảm thấy mình sắp tức điên và mất tự chủ, tốt hơn hết là bạn hãy nói: "Xin phép bố mẹ để tối nói chuyện tiếp" và đi ra ngoài dạo vài vòng.
Tiên trách kỷ, hậu trách nhân
Trước khi quyết định tranh luận cùng bố mẹ, bạn hãy dành một chút thời gian để nghĩ lại: Liệu các đòi hỏi của bạn có vượt quá khả năng đáp ứng của bố mẹ không? Liệu bản thân bạn có sắp xếp được thời gian để học guitar không trong khi bạn còn phải chuẩn bị thi học kỳ? Buổi đi chơi tối có thật cần thiết không khi gia đình còn có nhiều việc chưa làm xong, v.v...
Có thể khi ấy bạn sẽ nhận ra, khi nào bạn nên rút lui ý kiến, khi nào cần thì bảo vệ đến cùng điều mong muốn chính đáng của mình. Tất nhiên là với những "thủ thuật ngoại giao" mà chúng ta vừa thử xới lên với nhau.
(Theo Okapi)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét