xã hội
Đâu là tình yêu đích thực?
* 73% đặt tiêu chuẩn người yêu phải hiểu biết, có thể chia sẻ, tâm sự * 54% cho rằng tình yêu vô cùng quan trọng, giúp nhau tiến bộ * 89,5% nghĩ rằng không nên quan hệ tình dục trước hôn nhân...
Số liệu trên lấy từ kết quả cuộc thăm dò y kiến 500 bạn đọc trong lứa tuổi từ 18 đến 25 ở một số trường học: Lê Quy Đôn, Trưng Vương, Đại học Kinh tế, Đại học Mở - Bán công, Đại học Sư phạm... do Báo NLĐ tổ chức.
Còn chăng, những mối tình lãng mạn?
Bà Đặng Hồng Tuyến, Phó Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội (LĐLĐ TPHCM) kể: Có lần trung tâm nhận một ca tư vấn cho một cô gái 18 tuổi, học sinh trường L.Q.Đ. Cô hết lời than phiền: "Không biết người yêu của em có khùng không? Chỉ biết tặng thơ cho em! Không lẽ em quăng vô mặt ảnh! Đúng là vớ vẩn! Bây giờ em phải làm sao để "cải tạo" cái đầu ảnh cho hết "tửng"?.
Lời tâm sự của một cô gái trẻ khác, sinh viên năm thứ hai khoa Anh văn (trường ĐHSP TPHCM) gởi đến Trung tâm Tư vấn Tình yêu - hôn nhân- gia đình cũng làm các chuyên gia suy nghĩ. Cô gái kể lể đầy giận dỗi về người yêu "làm ở hãng kẹo Biên Hòa": Cô biết không, nhân ngày sinh nhật em, bạn trai hứa sẽ tặng em một món quà hết sức y nghĩa. Em hồi hộp đợi chờ. Đến ngày, anh ấy chỉ tặng em duy nhất "một bông hồng cho tình đầu". Em giận tái mặt vì giá mình "bèo" dữ vậy sao? Tặng em 100 bông vẫn còn chưa xứng đáng"
Tình yêu và nhịp sống: Tỉ lệ nghịch?
Thạc sĩ tâm ly Phạm ánh Hòa (Trung tâm Khoa học Xã hội và nhân văn TPHCM) cho rằng: "Giới trẻ ngày nay yêu bằng một trái tim cháy bỏng nhưng với một cái đầu, tỉnh táo". Trên thực tế, kết quả cuộc thăm dò của Báo NLĐ cũng thể hiện rõ điều này: 41% cho rằng chỉ gặp người yêu 1 lần/tuần, nhưng có thể gọi điện thoại mỗi ngày; Bạn N.A.D, sinh viên trường ĐHKT ly giải: "Thật sự em không có thời gian. Ngoài giờ học, em còn bươn chải để kiếm sống, để lo cho tương lai". Còn L.T.K.D bày tỏ: "Nhiều khi cả nửa tháng tụi em mới gặp nhau. Hai đứa đều có tối thiểu hai bằng đại học mà vẫn lo sợ tương lai không ra gì. Giữa hai nỗi ám ảnh không có việc làm và không có tình yêu, có lẽ em sợ nỗi ám ảnh thứ nhất hơn".
Thạc sĩ Phạm ánh Hòa nói tiếp: "Có đến 50% các ca tư vấn của bạn trẻ đều rơi vào tình cảnh không có thời gian dành cho tình yêu. Không ít các bạn nam không biết ly giải làm sao để người yêu khỏi nghi ngờ rằng "anh dành thời gian cho người khác". Đa số đều cho rằng một tuần chỉ thật sự rảnh rỗi vào ngày chủ nhật. Khốn nỗi, cuộc sống lại còn quá nhiều mối bận tâm: cha mẹ, bạn bè, những thú tiêu khiển của riêng mình, sinh nhật, giỗ chạp... Tôi cũng cảm thấy có một cái gì đó đang rất mâu thuẫn giữa tình yêu và nhịp sống thời đại. Với thời gian 1 lần/tuần cho nhau, tôi nghĩ rằng quá ít, không thể hiểu được nhau. Dù có điện thoại thăm hỏi nhau mỗi ngày vẫn không thỏa mãn nhu cầu muốn gặp nhau, trông thấy nhau. Hệ thống thông tin, dù hiện đại cũng đâu thể thay thế thông tin tình cảm từ trái tim". N.M.T, một giám đốc trẻ, đã phát biểu: "Xã hội hiện nay đang phát triển không ngừng. Lớp trẻ luôn đặt việc cạnh tranh để có một chỗ đứng vững chắc trong xã hội là mục tiêu cao nhất, quan trọng nhất của cuộc đời. Vì thế, gần như toàn bộ thời gian tôi phải lao vào công việc".
Đâu là tình yêu đích thực?
Bà Ly Thị Mai, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tâm ly giáo dục và Tình yêu - hôn nhân - gia đình, cho rằng: "Tình yêu muôn thuở vẫn có những tiêu chí không bao giờ thay đổi. Đó là sự chân thành và nghiêm túc, sự trung thực và trong sáng, sự nồng nàn và đằm thắm. Chỉ những phương tiện nào vun đắp cho tình yêu thì mới đáng trân trọng. Cái gọi là tình yêu thời hiện đại chỉ là cách nói. Không thể nói một mối tình hiện đại đẹp hơn một tình yêu trong cổ tích. Đôi giày của người hiện đại có thể tốt hơn, đẹp hơn đôi giày của người xưa, nhưng bước chân tình yêu thì chưa chắc đã mạnh mẽ hơn, đủ sức để "tam tứ núi cũng trèo...". Y đồ lợi dụng và xem nhẹ trinh tiết chỉ có ở những người lợi dụng tình yêu và coi tình yêu như trò đùa. Những người ấy không đủ tư cách để nói về tình yêu. Giá trị đích thực của tình yêu là góp phần tôn vinh những giá trị nhân văn và sự vĩnh tồn của nhân loại".
Bà Phạm ánh Hòa phân tích trên kết quả cuộc thăm dò của Báo NLĐ: "Tình yêu của giới trẻ hiện nay có hơi khác thời trước: Dựa trên cơ sở thực tế, không viển vông, lãng mạn. Sự chọn lựa người yêu của họ thể hiện rõ điều này: 44% muốn người yêu có công ăn việc làm ổn định.
Về quan hệ tình dục trước hôn nhân, 89,5% cho rằng không nên. Tôi nghĩ kết quả này có hơi mâu thuẫn với thực tế. Nhưng tôi cho rằng đó là sự thật. Ngay cả những cô gái đã "lỡ dại" với bạn trai cũng hối tiếc về điều này và thừa nhận: "Điều đó chỉ làm cho quan hệ xấu đi".
Trong nhiều cuộc điện thoại tư vấn, nhiều chàng trai đã thố lộ: "Cô nào "dại" thì ráng chịu. Đàn ông không thích xài đồ second-hand". Thực tế cũng chứng minh: ít ông chồng nào nể trọng những bà vợ mà trước hôn nhân quá dễ dãi về vấn đề tình dục. Bà Đặng Hồng Tuyến cũng nói thêm: "Đàn ông rất ghét phụ nữ chửi thề, ăn nói thô lỗ, không có tư cách, lố lăng... Vì vậy, chơi thì họ vẫn chơi nhưng dám chắc không bao giờ nói chuyện tình yêu đàng hoàng, tính chuyện hôn nhân với những cô gái như vậy. Tình yêu của một bộ phận bạn trẻ hiện nay chỉ là sự ngộ nhận đáng tiếc".
Bà Phạm ánh Hòa nhấn mạnh đến vai trò của gia đình, của cha mẹ rất lớn trong việc giáo dục con cái ở lứa tuổi dậy thì. Nhất là người mẹ, phải hết sức thẳng thắn và tình cảm đặt vấn đề này với con, để giúp đỡ, định hướng cho con có một tình yêu đúng đắn, chân thật. Không nên để con mình tự vật lộn trước cơn sóng tình dữ dội và những cạm bẫy của cuộc đời. Phải theo dõi từng bước, lắng nghe, phân tích hơn thiệt cho con, nhất là con gái.
Xuân Hòa
Đâu là tình yêu đích thực?
* 73% đặt tiêu chuẩn người yêu phải hiểu biết, có thể chia sẻ, tâm sự * 54% cho rằng tình yêu vô cùng quan trọng, giúp nhau tiến bộ * 89,5% nghĩ rằng không nên quan hệ tình dục trước hôn nhân...
Số liệu trên lấy từ kết quả cuộc thăm dò y kiến 500 bạn đọc trong lứa tuổi từ 18 đến 25 ở một số trường học: Lê Quy Đôn, Trưng Vương, Đại học Kinh tế, Đại học Mở - Bán công, Đại học Sư phạm... do Báo NLĐ tổ chức.
Còn chăng, những mối tình lãng mạn?
Bà Đặng Hồng Tuyến, Phó Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội (LĐLĐ TPHCM) kể: Có lần trung tâm nhận một ca tư vấn cho một cô gái 18 tuổi, học sinh trường L.Q.Đ. Cô hết lời than phiền: "Không biết người yêu của em có khùng không? Chỉ biết tặng thơ cho em! Không lẽ em quăng vô mặt ảnh! Đúng là vớ vẩn! Bây giờ em phải làm sao để "cải tạo" cái đầu ảnh cho hết "tửng"?.
Lời tâm sự của một cô gái trẻ khác, sinh viên năm thứ hai khoa Anh văn (trường ĐHSP TPHCM) gởi đến Trung tâm Tư vấn Tình yêu - hôn nhân- gia đình cũng làm các chuyên gia suy nghĩ. Cô gái kể lể đầy giận dỗi về người yêu "làm ở hãng kẹo Biên Hòa": Cô biết không, nhân ngày sinh nhật em, bạn trai hứa sẽ tặng em một món quà hết sức y nghĩa. Em hồi hộp đợi chờ. Đến ngày, anh ấy chỉ tặng em duy nhất "một bông hồng cho tình đầu". Em giận tái mặt vì giá mình "bèo" dữ vậy sao? Tặng em 100 bông vẫn còn chưa xứng đáng"
Tình yêu và nhịp sống: Tỉ lệ nghịch?
Thạc sĩ tâm ly Phạm ánh Hòa (Trung tâm Khoa học Xã hội và nhân văn TPHCM) cho rằng: "Giới trẻ ngày nay yêu bằng một trái tim cháy bỏng nhưng với một cái đầu, tỉnh táo". Trên thực tế, kết quả cuộc thăm dò của Báo NLĐ cũng thể hiện rõ điều này: 41% cho rằng chỉ gặp người yêu 1 lần/tuần, nhưng có thể gọi điện thoại mỗi ngày; Bạn N.A.D, sinh viên trường ĐHKT ly giải: "Thật sự em không có thời gian. Ngoài giờ học, em còn bươn chải để kiếm sống, để lo cho tương lai". Còn L.T.K.D bày tỏ: "Nhiều khi cả nửa tháng tụi em mới gặp nhau. Hai đứa đều có tối thiểu hai bằng đại học mà vẫn lo sợ tương lai không ra gì. Giữa hai nỗi ám ảnh không có việc làm và không có tình yêu, có lẽ em sợ nỗi ám ảnh thứ nhất hơn".
Thạc sĩ Phạm ánh Hòa nói tiếp: "Có đến 50% các ca tư vấn của bạn trẻ đều rơi vào tình cảnh không có thời gian dành cho tình yêu. Không ít các bạn nam không biết ly giải làm sao để người yêu khỏi nghi ngờ rằng "anh dành thời gian cho người khác". Đa số đều cho rằng một tuần chỉ thật sự rảnh rỗi vào ngày chủ nhật. Khốn nỗi, cuộc sống lại còn quá nhiều mối bận tâm: cha mẹ, bạn bè, những thú tiêu khiển của riêng mình, sinh nhật, giỗ chạp... Tôi cũng cảm thấy có một cái gì đó đang rất mâu thuẫn giữa tình yêu và nhịp sống thời đại. Với thời gian 1 lần/tuần cho nhau, tôi nghĩ rằng quá ít, không thể hiểu được nhau. Dù có điện thoại thăm hỏi nhau mỗi ngày vẫn không thỏa mãn nhu cầu muốn gặp nhau, trông thấy nhau. Hệ thống thông tin, dù hiện đại cũng đâu thể thay thế thông tin tình cảm từ trái tim". N.M.T, một giám đốc trẻ, đã phát biểu: "Xã hội hiện nay đang phát triển không ngừng. Lớp trẻ luôn đặt việc cạnh tranh để có một chỗ đứng vững chắc trong xã hội là mục tiêu cao nhất, quan trọng nhất của cuộc đời. Vì thế, gần như toàn bộ thời gian tôi phải lao vào công việc".
Đâu là tình yêu đích thực?
Bà Ly Thị Mai, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tâm ly giáo dục và Tình yêu - hôn nhân - gia đình, cho rằng: "Tình yêu muôn thuở vẫn có những tiêu chí không bao giờ thay đổi. Đó là sự chân thành và nghiêm túc, sự trung thực và trong sáng, sự nồng nàn và đằm thắm. Chỉ những phương tiện nào vun đắp cho tình yêu thì mới đáng trân trọng. Cái gọi là tình yêu thời hiện đại chỉ là cách nói. Không thể nói một mối tình hiện đại đẹp hơn một tình yêu trong cổ tích. Đôi giày của người hiện đại có thể tốt hơn, đẹp hơn đôi giày của người xưa, nhưng bước chân tình yêu thì chưa chắc đã mạnh mẽ hơn, đủ sức để "tam tứ núi cũng trèo...". Y đồ lợi dụng và xem nhẹ trinh tiết chỉ có ở những người lợi dụng tình yêu và coi tình yêu như trò đùa. Những người ấy không đủ tư cách để nói về tình yêu. Giá trị đích thực của tình yêu là góp phần tôn vinh những giá trị nhân văn và sự vĩnh tồn của nhân loại".
Bà Phạm ánh Hòa phân tích trên kết quả cuộc thăm dò của Báo NLĐ: "Tình yêu của giới trẻ hiện nay có hơi khác thời trước: Dựa trên cơ sở thực tế, không viển vông, lãng mạn. Sự chọn lựa người yêu của họ thể hiện rõ điều này: 44% muốn người yêu có công ăn việc làm ổn định.
Về quan hệ tình dục trước hôn nhân, 89,5% cho rằng không nên. Tôi nghĩ kết quả này có hơi mâu thuẫn với thực tế. Nhưng tôi cho rằng đó là sự thật. Ngay cả những cô gái đã "lỡ dại" với bạn trai cũng hối tiếc về điều này và thừa nhận: "Điều đó chỉ làm cho quan hệ xấu đi".
Trong nhiều cuộc điện thoại tư vấn, nhiều chàng trai đã thố lộ: "Cô nào "dại" thì ráng chịu. Đàn ông không thích xài đồ second-hand". Thực tế cũng chứng minh: ít ông chồng nào nể trọng những bà vợ mà trước hôn nhân quá dễ dãi về vấn đề tình dục. Bà Đặng Hồng Tuyến cũng nói thêm: "Đàn ông rất ghét phụ nữ chửi thề, ăn nói thô lỗ, không có tư cách, lố lăng... Vì vậy, chơi thì họ vẫn chơi nhưng dám chắc không bao giờ nói chuyện tình yêu đàng hoàng, tính chuyện hôn nhân với những cô gái như vậy. Tình yêu của một bộ phận bạn trẻ hiện nay chỉ là sự ngộ nhận đáng tiếc".
Bà Phạm ánh Hòa nhấn mạnh đến vai trò của gia đình, của cha mẹ rất lớn trong việc giáo dục con cái ở lứa tuổi dậy thì. Nhất là người mẹ, phải hết sức thẳng thắn và tình cảm đặt vấn đề này với con, để giúp đỡ, định hướng cho con có một tình yêu đúng đắn, chân thật. Không nên để con mình tự vật lộn trước cơn sóng tình dữ dội và những cạm bẫy của cuộc đời. Phải theo dõi từng bước, lắng nghe, phân tích hơn thiệt cho con, nhất là con gái.
Xuân Hòa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét